• Trang chủ
  • Kiến thức
    • Tư vấn xét nghiệm HIV
    • Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • Chăm sóc & Điều trị HIV
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Tư vấn sức khỏe tâm trí
    • Tư vấn nghiện chất & chemsex
    • Tư vấn về bảo hiểm y tế
    • HIV và COVID-19
  • Hỏi – Đáp
    • Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • K=K
    • Chemsex
    • Bảo hiểm y tế
    • Tình dục an toàn
    • HIV và COVID-19
    • Sức khỏe tâm trí
  • Tài liệu
    • Tài liệu truyền thông
    • Tài liệu kỹ thuật
    • Tài liệu về văn bản, quy định, chính sách
  • SKConnect
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kiến thức
    • Tư vấn xét nghiệm HIV
    • Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • Chăm sóc & Điều trị HIV
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Tư vấn sức khỏe tâm trí
    • Tư vấn nghiện chất & chemsex
    • Tư vấn về bảo hiểm y tế
    • HIV và COVID-19
  • Hỏi – Đáp
    • Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • K=K
    • Chemsex
    • Bảo hiểm y tế
    • Tình dục an toàn
    • HIV và COVID-19
    • Sức khỏe tâm trí
  • Tài liệu
    • Tài liệu truyền thông
    • Tài liệu kỹ thuật
    • Tài liệu về văn bản, quy định, chính sách
  • SKConnect
  • Đăng nhập

Sử dụng PrEP vẫn cần dùng bao cao su

104 lượt xem 3 June 7, 2021 Tinh Tran

Sử dụng PrEP vẫn cần dùng bao cao su là như thế nào? Trước khi đi vào trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng điểm lại một số thông tin cơ bản về PrEP để biết tầm quan trọng của nó trong việc dự phòng lây nhiễm HIV trong quan hệ tình dục và tiêm chích ma túy.

PrEP là gì?

PrEP – là viết tắt của từ tiếng Anh (Pre-Exposure Prophylaxis), có nghĩa là dự phòng trước phơi nhiễm HIV, và điều trị PrEP là sử dụng thuốc kháng virút (ARV) đối với người chưa nhiễm HIV để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm. Nghĩa là, PrEP chỉ có thể dùng cho những ai chưa nhiễm HIV để ngăn ngừa lây nhiễm HIV. Những ai đã dương tính với HIV không thể dùng PrEP mà cần điều trị HIV để sống lâu và sống khỏe.

Sử dụng PrEP vẫn cần dùng bao cao su
Sử dụng PrEP vẫn cần dùng bao cao su
Sử dụng PrEP vẫn cần dùng bao cao su
Sử dụng PrEP vẫn cần dùng bao cao su

Những đối tượng nào cần điều trị PrEP?

Đối tượng sử dụng của PrEP là tất cả những người chưa nhiễm HIV; những người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV như: Người nam có quan hệ tình dục đồng giới, người tiêm chích ma tuý, người chuyển giới nữ, người bán dâm, bạn tình khác giới của người nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị nhưng tải lượng vi rút HIV trên 200 bản sao/ml, chưa đạt mức ức chế và những người tiếp tục có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV sau điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP).

Điều trị PrEP có những lợi ích gì?

Các nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chứng minh: Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) giúp cho những người chưa bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao, có thể dự phòng lây nhiễm HIV.

PrEP là sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao chưa bị nhiễm HIV, giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cơ thể bằng cách ngăn cản sự phát triển chất xúc tác sinh học (enzym) là chất mà HIV dùng để tạo ra các bản sao vi rút mới. Nếu dùng đúng, đều và đủ có thể phòng lây nhiễm HIV lên đến trên 99% ở những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV trong quan hệ tình dục và 74% trong tiêm chích ma túy (Theo US CDC). Từ năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo sử dụng PrEP (như là một phần của chiến lược dự phòng HIV toàn diện bao gồm cả việc sử dụng bao cao su) ở những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Phương pháp này tuy không thay thế được vắc-xin HIV hay những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV khác nhưng nó cũng là một cách đơn giản có khả năng làm giảm 2/3 nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) qua các thử nghiệm lâm sàng và các can thiệp thực tế trên Thế giới.

Cách uống thuốc PrEP và thời gian có tác dụng ngăn ngừa HIV?

Hiện nay, điều trị PrEP bằng thuốc ARV có chứa Tenofovir/Emtricitabine (TDF/FTC) hàm lượng TDF/FTC 300/200mg: uống 1 viên/ngày. Nên uống vào một thời điểm nhất định để tạo ra thói quen uống thuốc đều đặn. PrEP có thể đạt hiệu quả và có tác dụng bảo vệ: Sau khi uống đủ 7 liều đối với quan hệ tình dục qua đường hậu môn (thường với nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới – MSM) và sau khi uống đủ 21 liều với quan hệ tình dục qua đường âm đạo và qua đường máu.

Độ an toàn, chống chị định và tác dụng phụ của PrEP

Thuốc sử dụng trong điều trị PrEP khá là an toàn và hầu hết những người dùng PrEP không gặp tác dụng phụ nào nghiêm trọng. Ít tác dụng phụ có thể gặp: Dấu hiệu đường tiêu hóa; 10% số người sử dụng có đau đầu: Thường nhẹ, tự khỏi sau 1-2 tuần; Có thể giảm nhẹ chức năng thận và mật độ khoáng của xương nhưng hồi phục sau khi ngừng thuốc.

Những trường hợp chống chỉ định sử dụng PrEP bao gồm:

  • Những người dương tính với HIV hoặc chưa xác định được tình trạng HIV
  • Người có dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm HIV cấp tính
  • Rối loạn chức năng thận (độ thanh thải Creatinin ước lượng <60ml/phút)
  • Dị ứng với TDF và FTC
  • Phơi nhiễm với HIV trong 72 giờ qua

Phụ nữ muốn có thai, đang mang thai và cho con bú có thể sử dụng PrEP không?

Điều trị PrEP khá an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú có nguy cơ cao nhiễm HIV. Mặc dù các nghiên cứu PrEP không tập trung vào quần thể này nhưng có các dữ liệu về sử dụng an toàn TDF/FTC ở phụ nữ có thai/cho con bú nhiễm HIV.

Nếu phụ nữ muốn có thai mà bạn tình bị nhiễm HIV, thì có thể dùng PrEP để bảo vệ bản thân và con của mình không bị lây nhiễm bệnh. Đó là dùng PrEP đều đặn trong vòng 21 ngày trước khi quan hệ với bạn tình mà không dùng bao cao su và phải dùng mỗi ngày trong khi đang cố gắng để có thai và tiếp tục dùng PrEP cho 30 ngày sau lần cuối cùng quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su.

Thế tại sao đang sử dụng PrEP vẫn cần dùng bao cao su?

Quay lại với câu hỏi là đang sử dụng PrEP có cần dùng bao cao su? Câu trả lời là có. PrEP chỉ giúp phòng lây nhiễm HIV mà không phòng được các bệnh lây qua đường tình dục khác, không có tác dụng tránh thai, trong khi đó bao cao su vừa có tác dụng tránh lây nhiễm HIV vừa phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai viêm gan B, C…và giúp phòng tránh mang thai ngoài ý muốn. Vì vậy, để an toàn nhất, bạn luôn dùng PrEP và sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục như biện pháp bổ sung cho nhau.

Để đăng ký PrEP miễn phí, vui lòng truy cập trang Sức Khỏe Connect và làm theo hướng dẫn.

Sư tầm và tổng hợp từ Cục VAAC

Mẫu đăng ký tư vấn qua điện thoại
Bạn vui lòng cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác để chúng tôi hỗ trợ bạn tốt nhất.
submit spin
Tags:HIVPrEPdự phòng lây nhiễm hivbao cao su

Thông tin này có hữu ích với bạn?

3 Có  Không
Các bài liên quan
  • Cải thiện dịch vụ PrEP tại các cơ sở chăm sóc cho cộng đồng người chuyển giới
  • HPV làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV ở phụ nữ Châu Phi cận Sahara tới 20%
  • TelePrEP – PrEP từ xa hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng
  • Phân biệt giữa PrEP và PEP trong dự phòng HIV
  • PrEP và chức năng thận: Ai thực sự cần sàng lọc và việc dùng PrEP theo tình huống có thể làm giảm tác dụng phụ?
  • Rất cần hỗ trợ giảm tác hại cho người sử dụng ma túy dạng kích thích
Leave A Comment Cancel reply

Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
  • Sử dụng PrEP vẫn cần dùng bao cao su
  • HPV làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV ở phụ nữ Châu Phi cận Sahara tới 20%
  • Rất cần hỗ trợ giảm tác hại cho người sử dụng ma túy dạng kích thích
  • Bệnh lây qua đường tình dục và HIV
  • Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM tăng
  • HIV lây truyền từ mẹ sang con và cách phòng chống
  • Bệnh lây qua đường tình dục là gì?
Chủ đề kiến thức
  • HIV và Covid-19
  • Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP
  • Bệnh lây qua đường tình dục (STI
  • Tư vấn xét nghiệm HIV
  • Chăm sóc & điều trị HIV/AIDS
  • Tư vấn về bảo hiểm y tế
  • Tư vấn sức khỏe tâm trí
  • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP
  • Tư vấn nghiện chất – Chemsex
    © 2021 Kiến thức và thông tin về HIV - Một phần của Sức Khỏe Connect