• Trang chủ
  • Kiến thức
    • Tư vấn xét nghiệm HIV
    • Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • Chăm sóc & Điều trị HIV
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Tư vấn sức khỏe tâm trí
    • Tư vấn nghiện chất & chemsex
    • Tư vấn về bảo hiểm y tế
    • HIV và COVID-19
  • Hỏi – Đáp
    • Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • K=K
    • Chemsex
    • Bảo hiểm y tế
    • Tình dục an toàn
    • HIV và COVID-19
    • Sức khỏe tâm trí
  • Tài liệu
    • Tài liệu truyền thông
    • Tài liệu kỹ thuật
    • Tài liệu về văn bản, quy định, chính sách
  • SKConnect
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kiến thức
    • Tư vấn xét nghiệm HIV
    • Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • Chăm sóc & Điều trị HIV
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Tư vấn sức khỏe tâm trí
    • Tư vấn nghiện chất & chemsex
    • Tư vấn về bảo hiểm y tế
    • HIV và COVID-19
  • Hỏi – Đáp
    • Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • K=K
    • Chemsex
    • Bảo hiểm y tế
    • Tình dục an toàn
    • HIV và COVID-19
    • Sức khỏe tâm trí
  • Tài liệu
    • Tài liệu truyền thông
    • Tài liệu kỹ thuật
    • Tài liệu về văn bản, quy định, chính sách
  • SKConnect
  • Đăng nhập

PrEP và chức năng thận: Ai thực sự cần sàng lọc và việc dùng PrEP theo tình huống có thể làm giảm tác dụng phụ?

5 lượt xem 2 April 10, 2022 Tinh Tran

PrEP và chức năng thận luôn là câu hỏi được nhiều người dùng PrEP quan tâm. Đây cũng có thể là rào cản khiến nhiều người chưa sẵn sàng dùng PrEP hoặc ngừng sử dụng PrEP khi gặp phải các vấn đề bất lợi liên quan đến chức năng thận.

Hai nghiên cứu xác nhận tác dụng phụ liên quan đến chức năng thận là rất hiếm khi sử dụng PrEP. Một trong những nghiên cứu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện cũng chỉ ra rằng những người dưới 30 tuổi dùng PrEP có thể ít cần kiểm tra thận thường xuyên hơn. Một nhóm các nhà nghiên cứu riêng biệt nói rằng những người gặp phải các tác dụng phụ liên quan đến chức năng thận có thể cân nhắc chuyển từ sử dụng PrEP hàng ngày sang dùng PrEP tình huống thay vì ngừng thuốc hoàn toàn.

Cả hai nghiên cứu đều xem xét cụ thể thuốc PrEP có chứa thành phần tenofovir disoproxil fumarate (TDF), ảnh hưởng đến chức năng thận ở một số ít người, đặc biệt là ở những người trên 50 tuổi và những người có các chỉ số chức năng thận ban đầu dưới mức bình thường. Mặc dù việc suy giảm chức năng thận là nhỏ và có thể hồi phục sau khi ngừng PrEP, nhưng những lo ngại về tác dụng phụ này có thể là một rào cản đối với việc khuyến khích và duy trì sử dụng PrEP. Một rào cản khác là phải thường xuyên đến phòng khám để theo dõi chức năng thận; hiện tại nhiều hướng dẫn khuyến cáo nên đo creatinin máu sáu tháng một lần.

PrEP tình huống
PrEP tình huống

Nam giới quan hệ tình dục đồng tính và song tính có thể sử dụng liều lượng dựa trên tình huống (còn được gọi là PrEP tình huống) thay vì uống thuốc hàng ngày. Việc dùng thuốc PrEP tình huống đòi hỏi phải có kế hoạch trước vì nó liên quan đến việc uống liều gấp đôi (hai viên thuốc) từ 2 đến 24 giờ trước khi quan hệ tình dục, một liều duy nhất (một viên thuốc) 24 giờ sau và một liều duy nhất khác 24 giờ sau đó (hay còn gọi là phác đồ 2-1-1). Việc dùng thuốc PrEP tình huống không được khuyến khích cho những người có nguy cơ nhiễm HIV khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo vì không có đủ dữ liệu về cách thức phương pháp này ảnh hưởng đến mức độ thuốc trong các mô âm đạo.

Cách sử dụng PrEP theo tình huống
Cách sử dụng PrEP theo tình huống

Trong một nghiên cứu do WHO thực hiện, các nhà nghiên cứu đã tiến hành hai phân tích tổng hợp riêng biệt để xác định các nhóm người có thể cần theo dõi chức năng thận ít thường xuyên hơn. Phân tích tổng hợp đầu tiên sử dụng dữ liệu tóm tắt từ 11 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên để đánh giá các nguy cơ tương đối của những người đang sử dụng PrEP gặp phải các sự kiện bất lợi về thận cấp độ 1 trở lên (nồng độ creatinin trong máu từ 1,1 đến 1,3 lần giá trị điển hình) và cấp độ 2 và các sự kiện bất lợi cao hơn (nồng độ creatinin máu từ 1,3 đến 1,8 lần giá trị điển hình).

Phân tích này bao gồm 13.523 người tham gia nghiên cứu từ 13 quốc gia với các giới tính và khuynh hướng tình dục khác nhau, mặc dù vậy tỷ lệ phần trăm trong mỗi nhóm không được báo cáo. Phân tích cho thấy những người dùng PrEP có nguy cơ phát triển các vấn đề liên quan đến chức năng thận cấp 1 hoặc cao hơn khoảng 1,5 lần (272 trong số 6.764 người dùng PrEP so với 183 trong số 6.769 người trong nhóm có kiểm soát). Tỷ lệ chênh lệch của những người đang sử dụng PrEP bị vấn đề về chức năng thận cấp 2 trở lên là 1,75, nhưng nó không có ý nghĩa thống kê (13 trong số 6.764 người dùng PrEP so với sáu trong số 6.782 người trong nhóm có kiểm soát).

Phân tích tổng hợp thứ hai sử dụng dữ liệu của từng người tham gia từ 19 chương trình và nghiên cứu PrEP (hầu hết trong số đó chưa công bố dữ liệu trước đây) theo yêu cầu cung cấp dữ liệu của WHO. Các nhà nghiên cứu đã xác định có sự suy giảm đáng kể về mặt lâm sàng trong chức năng thận liên quan đến việc sử dụng PrEP khi mức độ thanh thải creatinin ước tính giảm xuống dưới 60 mL/phút, được coi là bất thường (lớn hơn 90 mL/phút là bình thường và từ 60 đến 90 mL/phút là chức năng thận vừa phải).

Phân tích này xem xét dữ liệu của 18.676 người từ 15 quốc gia, trong đó có khoảng 40% từ các quốc gia có thu nhập cao và khoảng 60% từ các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Những người tham gia chủ yếu là nam giới (76%), nhưng 22% người tham gia là nữ giới và 2% là nữ chuyển giới. Khoảng một nửa (48%) dưới 30 tuổi và hầu hết (78%) có chức năng thận bình thường — chỉ 0,4% có mức độ thanh thải creatinin ước tính bất thường trong quá trình sàng lọc PrEP.

Người dùng PrEP có ít nhất một lần theo dõi lâm sàng (14.368) được đưa vào phân tích chi tiết, và 349 (2,4%) trong số họ bị suy giảm chức năng thận đáng kể về mặt lâm sàng. Trong số 263 người được đo theo dõi, 217 người (83%) trở về giá trị trung bình hoặc bình thường mà không phải ngừng PrEP. Những người trên 50 tuổi có nguy cơ bị suy giảm đáng kể về mặt lâm sàng tăng gấp 6 lần. Những người có chức năng thận trước khi bắt đầu PrEP ở mức trung bình có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng về mặt lâm sàng cao hơn 8 lần so với những người có chức năng thận bình thường.

Khi nào nên dùng PrEP theo tình huống
Khi nào nên dùng PrEP theo tình huống

Phân tích này cho thấy nguy cơ suy giảm chức năng thận ở nữ giới cao hơn một chút so với nam giới, nhưng kết quả không có ý nghĩa thống kê, có lẽ vì quá ít dự án theo dõi phụ nữ. Tương tự như vậy, có quá ít người chuyển giới và người vô tính (nonbinary) để đưa ra bất kỳ kết luận nào về những quần thể này.

Một nghiên cứu tại London trên 13.980 người đã nhận PrEP từ các y tá trong thời gian hai năm tại duy nhất một cơ sở chăm sóc sức khỏe (56 Dean Street). Nghiên cứu đánh giá 220 người (1,6%) cần tham vấn thêm với bác sĩ vì các vấn đề sức khoẻ mà họ gặp phải khi dùng PrEP. Hầu hết trong số 220 người là nam (98%) và Da trắng (75%). Phần lớn nhóm này (52%) bị suy giảm chức năng thận, được đo bằng một số cách, bao gồm mức creatinin cao và mức lọc cầu thận ước tính bất thường.

Cả hai nghiên cứu đều xác nhận các kết quả trước đây rằng các tác dụng phụ lên quan đến chức năng thận là rất hiếm, không tiến triển, và sẽ hết sau khi ngừng PrEP.

Suy giảm chức năng thận khiến bạn phải theo dõi thường xuyên hơn và nếu chúng kéo dài thì sẽ được quản lý theo hai cách. Khoảng một nửa số người bị suy giảm chức năng thận vừa phải đã áp dụng cách giảm lượng protein ăn vào, bao gồm việc thay đổi chế độ ăn uống và ngừng bổ sung protein (những người tập thể hình thường sử dụng). Những người khác bị suy giảm chức năng thận nghiêm trọng hơn đã được chuyển từ liều PrEP hàng ngày sang PrEP tình huống hoặc uống bốn viên một tuần vào Thứ Ba, Thứ Năm, Thứ Bảy, Chủ Nhật (được gọi là 2Ts 2S). Tuy nhiên, một số ít phải ngừng dùng PrEP sau khi đã thử các phương pháp tiếp cận liều thấp hơn này.

Lưu ý khi dùng PrEP theo tình huống
Lưu ý khi dùng PrEP theo tình huống

Các nhà nghiên cứu của WHO khuyến nghị nên giảm rào cản theo dõi chức năng thận thường xuyên đối với những người trẻ tuổi. Do đó, WHO đã cập nhật hướng dẫn của họ để nói rằng sàng lọc creatinin có thể là tùy chọn đối với những người dùng PrEP dưới 30 tuổi và không có các bệnh đồng nhiễm khác. Đối với những người trên 30 tuổi hoặc có bệnh đồng nhiễm, WHO khuyến cáo nên sàng lọc một lần trong vòng ba tháng kể từ khi bắt đầu PrEP. Việc tầm soát từ sáu đến mười hai tháng một lần chỉ được khuyến khích cho những người có bệnh đồng nhiễm, cho những người trên 50 tuổi mắc bất kỳ bệnh đồng nhiễm nào và cho bất kỳ ai có kết quả thanh thải creatinin dưới 90 mL/phút trước đó.

Cả hai nghiên cứu đều xác nhận các kết quả trước đây rằng các tác dụng phụ lên quan đến chức năng thận là rất hiếm, không tiến triển, và sẽ hết sau khi ngừng PrEP. Hơn nữa, phân tích thứ hai cho thấy rằng đại đa số các giá trị liên quan đến chức năng thận của mọi người trở lại bình thường mà không cần phải ngừng PrEP.

Ngừng PrEP khi đối mặt với các tác dụng phụ liên quan đến chức năng thận có thể không phải là lựa chọn duy nhất. Nếu có sẵn, cả PrEP chứa thành phần tenofovir alafenamide hoặc cabotegravir tiêm đều có ít tác dụng phụ liên quan đến thận hơn. Các nhà nghiên cứu ở London nói rằng việc chuyển mọi người sang dùng PrEP tình huống có thể là một cách hợp lệ để giữ mọi người tiếp tục sử dụng PrEP chứa thành phần TDF trong khi giảm thiểu các tác động xấu đến chức năng thận. Hơn nữa, họ cho biết, phương pháp này có thể được thử nếu gặp phải các tác dụng phụ bất lợi khác trong khi dùng PrEP.

Tỉnh Trần – Lược dịch từ AIDSmap

Mẫu đăng ký tư vấn qua điện thoại
submit spin
Tags:PrEPPrEP hàng ngàyPrEP tình huống

Thông tin này có hữu ích với bạn?

2 Có  Không
Các bài liên quan
  • Cải thiện dịch vụ PrEP tại các cơ sở chăm sóc cho cộng đồng người chuyển giới
  • TelePrEP – PrEP từ xa hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng
  • Phân biệt giữa PrEP và PEP trong dự phòng HIV
  • PrEP làm tăng khoái cảm tình dục
  • Hướng dẫn tạm thời triển khai PrEP cho học sinh sinh viên
  • Trạng thái HIV trung tính là gì?
Leave A Comment Cancel reply

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
  • PrEP và chức năng thận: Ai thực sự cần sàng lọc và việc dùng PrEP theo tình huống có thể làm giảm tác dụng phụ?
  • Cải thiện dịch vụ PrEP tại các cơ sở chăm sóc cho cộng đồng người chuyển giới
  • TelePrEP – PrEP từ xa hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng
  • Phân biệt giữa PrEP và PEP trong dự phòng HIV
  • PrEP làm tăng khoái cảm tình dục
  • Hướng dẫn tạm thời triển khai PrEP cho học sinh sinh viên
  • Trạng thái HIV trung tính là gì?
  • Thuốc PrEP – Dự phòng lây nhiễm HIV hiệu quả tới 99%
  • Thuốc PrEP miễn phí dành cho ai?
  • PrEP cho phụ nữ giúp giảm một nửa tỷ lệ nhiễm HIV
  • Sử dụng PrEP vẫn cần dùng bao cao su
  • Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh HIV/AIDS
  • Tôi nên làm gì nếu xét nghiệm HIV dương tính?
  • Hiểu đúng về HIV và AIDS để có cách phòng chống hiệu quả
  • HIV lây truyền qua đường tình dục như thế nào?
  • Hiểu đúng về dự phòng lây nhiễm HIV để có biện pháp bảo vệ bản thân
  • Những lưu ý khi điều trị dự phòng PrEP
  • Thông tin cần biết về PrEP – Thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Chủ đề kiến thức
  • HIV và Covid-19
  • Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP
  • Bệnh lây qua đường tình dục (STI
  • Tư vấn xét nghiệm HIV
  • Chăm sóc & điều trị HIV/AIDS
  • Tư vấn về bảo hiểm y tế
  • Tư vấn sức khỏe tâm trí
  • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP
  • Tư vấn nghiện chất – Chemsex
    © 2021 Kiến thức và thông tin về HIV - Một phần của Sức Khỏe Connect