• Trang chủ
  • Kiến thức
    • Tư vấn xét nghiệm HIV
    • Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • Chăm sóc & Điều trị HIV
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Tư vấn sức khỏe tâm trí
    • Tư vấn nghiện chất & chemsex
    • Tư vấn về bảo hiểm y tế
    • HIV và COVID-19
  • Hỏi – Đáp
    • Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • K=K
    • Chemsex
    • Bảo hiểm y tế
    • Tình dục an toàn
    • HIV và COVID-19
    • Sức khỏe tâm trí
  • Tài liệu
    • Tài liệu truyền thông
    • Tài liệu kỹ thuật
    • Tài liệu về văn bản, quy định, chính sách
  • SKConnect
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kiến thức
    • Tư vấn xét nghiệm HIV
    • Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • Chăm sóc & Điều trị HIV
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Tư vấn sức khỏe tâm trí
    • Tư vấn nghiện chất & chemsex
    • Tư vấn về bảo hiểm y tế
    • HIV và COVID-19
  • Hỏi – Đáp
    • Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • K=K
    • Chemsex
    • Bảo hiểm y tế
    • Tình dục an toàn
    • HIV và COVID-19
    • Sức khỏe tâm trí
  • Tài liệu
    • Tài liệu truyền thông
    • Tài liệu kỹ thuật
    • Tài liệu về văn bản, quy định, chính sách
  • SKConnect
  • Đăng nhập

PrEP cho phụ nữ giúp giảm một nửa tỷ lệ nhiễm HIV

38 lượt xem 2 June 29, 2021 Tinh Tran

PrEP cho phụ nữ là một chủ đề đang dần được quan tâm gần đây khi các nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ có bệnh lây qua đường tình dục hay nhiều bạn tình sử dụng PrEP đúng cách làm giảm 50% tỷ lệ lây nhiễm HIV. Điều này cho thấy, PrEP không chỉ có hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm nam giới quan hệ tình dục đồng tính mà cả nhóm nữ giới cũng có hiệu quả rất cao.

PrEP cho phụ nữ có thể làm giảm 50% tỷ lệ nhiễm HIV

Nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ mắc HIV giảm đáng kể mặc dù chỉ 1/4 phụ nữ quyết định dùng PrEP.

Một thử nghiệm phòng chống HIV liên quan đến phụ nữ ở Nam Phi bắt đầu cung cấp PrEP vào năm cuối cùng cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở những người tham gia đã giảm một nửa, mặc dù chỉ 1/4 sử dụng thuốc này.

PrEP dành cho phụ nữ trẻ
Image: Nguồn Advert

Nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu đầu tiên chỉ ra rằng, việc cung cấp cho phụ nữ ở Nam Phi tiếp cận với thuốc PrEP cùng với các hỗ trợ phòng ngừa HIV khác, chẳng hạn như tư vấn và xét nghiệm STI, có thể làm giảm số lượng phụ nữ nhiễm HIV.

Các phát hiện đến từ thử nghiệm ECHO, diễn ra từ năm 2015 đến 2018 ở Eswatini, Kenya, Nam Phi và Zambia. Thử nghiệm nhằm tìm hiểu xem liệu nguy cơ nhiễm HIV có khác nhau đối với phụ nữ (16-35 tuổi) sử dụng một trong ba biện pháp tránh thai tác dụng kéo dài hay không.

Những người tham gia thử nghiệm ở Nam Phi được cung cấp thuốc PrEP hàng ngày trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 trong năm 2018. Họ được yêu cầu uống PrEP tại địa điểm nghiên cứu (phòng khám hoặc trung tâm nghiên cứu) thay vì uống tại nhà.

Độ tuổi trung bình của phụ nữ là 23. Nguy cơ nhiễm HIV bao gồm có nhiều hơn một bạn tình (được báo cáo trong 6% số lần khám), có bạn tình mà bạn tình lại có bạn tình khác (được báo cáo trong 10% số lần khám), quan hệ tình dục không dùng bao cao su (báo cáo trong 65% số lần khám), và có bạn tình mới (được báo cáo trong 5% số lần khám).

Khoảng một phần tư (26%) trong số 2.124 phụ nữ được cung cấp PrEP đã sử dụng PrEP.

Tỷ lệ nhiễm HIV là 4,65% trong thời gian thử nghiệm trước khi có PrEP cho phụ nữ. Trong tám tháng sử dụng PrEP, tỷ lệ nhiễm HIV đã giảm hơn một nửa xuống còn 2,16%.

Kết quả tương tự cũng được ghi nhận khi chỉ phân tích tỷ lệ mắc bệnh trong 180 ngày trước và sau khi có PrEP (tỷ lệ mắc bệnh 5% so với 2,29%).

Phân tích sâu hơn cho thấy những phụ nữ bắt đầu sử dụng PrEP trong quá trình thử nghiệm ECHO có các đặc điểm liên quan đến tăng nguy cơ nhiễm HIV, bao gồm có nhiều bạn tình và xét nghiệm dương tính với STI. Điều này giúp giải thích tại sao lại có sự sụt giảm lớn như vậy, mặc dù mức độ sử dụng PrEP còn khiêm tốn.

Diều trị PrEP cho phụ nữ và những kết quả ban đầu

Kết quả cho thấy một tỷ lệ đáng kể phụ nữ có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn sẽ lựa chọn PrEP khi họ có thể tiếp cận các dịch vụ chất lượng, và kết quả là tỷ lệ nhiễm HIV sẽ giảm xuống. Những phát hiện này phù hợp với các thử nghiệm PrEP khác, chẳng hạn như thử nghiệm HPTN 082 và SEARCH.

Điều quan trọng cần lưu ý là PrEP chỉ có sẵn trong tám tháng thử nghiệm, và bằng chứng cho thấy mọi người có nhiều khả năng sử dụng PrEP đúng cách trong vài tháng đầu tiên. Nghiên cứu không đánh giá liệu việc giảm tỷ lệ nhiễm HIV có duy trì lâu dài hay không.

Nguồn Avert

Mẫu đăng ký tư vấn qua điện thoại
Bạn vui lòng cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác để chúng tôi hỗ trợ bạn tốt nhất.
submit spin
Tags:PrEPprep cho phụ nữ

Thông tin này có hữu ích với bạn?

2 Có  Không
Các bài liên quan
  • Cải thiện dịch vụ PrEP tại các cơ sở chăm sóc cho cộng đồng người chuyển giới
  • TelePrEP – PrEP từ xa hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng
  • Phân biệt giữa PrEP và PEP trong dự phòng HIV
  • PrEP và chức năng thận: Ai thực sự cần sàng lọc và việc dùng PrEP theo tình huống có thể làm giảm tác dụng phụ?
  • PrEP làm tăng khoái cảm tình dục
  • Hướng dẫn tạm thời triển khai PrEP cho học sinh sinh viên
Leave A Comment Cancel reply

Tư vấn xét nghiệm HIV
  • PrEP cho phụ nữ giúp giảm một nửa tỷ lệ nhiễm HIV
  • Chủng HIV mới có thể khiến bệnh nhân chuyển sang AIDS nhanh hơn
  • Trạng thái HIV trung tính là gì?
  • Test Nhanh HIV Liệu Có Chính Xác?
  • Xét nghiệm máu giúp phát hiện HIV chính xác
  • Tác hại của HIV và AIDS đến cơ thể như thế nào?
  • Biểu hiện HIV ở nam giới thường gặp
  • Bệnh lây qua đường tình dục và HIV
  • Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh HIV/AIDS
  • Hiểu đúng về thời kỳ cửa sổ HIV và triệu chứng
  • Tôi nên làm gì nếu xét nghiệm HIV dương tính?
  • Hiểu đúng về HIV và AIDS để có cách phòng chống hiệu quả
  • Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM tăng
  • HIV lây truyền qua đường máu như thế nào
  • HIV lây truyền từ mẹ sang con và cách phòng chống
  • HIV lây truyền qua đường tình dục như thế nào?
  • Hiểu đúng về dự phòng lây nhiễm HIV để có biện pháp bảo vệ bản thân
  • Những điều cần biết về HIV và AIDS
Chủ đề kiến thức
  • HIV và Covid-19
  • Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP
  • Bệnh lây qua đường tình dục (STI
  • Tư vấn xét nghiệm HIV
  • Chăm sóc & điều trị HIV/AIDS
  • Tư vấn về bảo hiểm y tế
  • Tư vấn sức khỏe tâm trí
  • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP
  • Tư vấn nghiện chất – Chemsex
    © 2021 Kiến thức và thông tin về HIV - Một phần của Sức Khỏe Connect