• Trang chủ
  • Kiến thức
    • Tư vấn xét nghiệm HIV
    • Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • Chăm sóc & Điều trị HIV
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Tư vấn sức khỏe tâm trí
    • Tư vấn nghiện chất & chemsex
    • Tư vấn về bảo hiểm y tế
    • HIV và COVID-19
  • Hỏi – Đáp
    • Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • K=K
    • Chemsex
    • Bảo hiểm y tế
    • Tình dục an toàn
    • HIV và COVID-19
    • Sức khỏe tâm trí
  • Tài liệu
    • Tài liệu truyền thông
    • Tài liệu kỹ thuật
    • Tài liệu về văn bản, quy định, chính sách
  • SKConnect
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kiến thức
    • Tư vấn xét nghiệm HIV
    • Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • Chăm sóc & Điều trị HIV
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Tư vấn sức khỏe tâm trí
    • Tư vấn nghiện chất & chemsex
    • Tư vấn về bảo hiểm y tế
    • HIV và COVID-19
  • Hỏi – Đáp
    • Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • K=K
    • Chemsex
    • Bảo hiểm y tế
    • Tình dục an toàn
    • HIV và COVID-19
    • Sức khỏe tâm trí
  • Tài liệu
    • Tài liệu truyền thông
    • Tài liệu kỹ thuật
    • Tài liệu về văn bản, quy định, chính sách
  • SKConnect
  • Đăng nhập

HIV lây truyền qua đường tình dục như thế nào?

713 lượt xem 5 May 17, 2021 Tinh Tran

HIV lây truyền qua đường tình dục hiện khá phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất trong cộng đồng nam quan hệ tình dục đồng giới.

Trong ba con đường lây truyền HIV phổ biến nhất hiện nay, HIV lây truyền qua đường tình dục là một trong số đó. Bên cạnh con đường lây truyền này, HIV còn có thể lây qua hai cong đường khác là đường máu và lây truyền từ mẹ sang con. Hiểu rõ về cách virut HIV lây truyền qua đường tình dục sẽ giúp chúng ta có cách phòng ngừa hiệu quả.

HIV lây truyền qua đường tình dục
HIV lây truyền qua đường tình dục

Trong khi giao hợp sẽ tạo ra rất nhiều vết xước nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được. HIV có rất nhiều trong tinh dịch và dịch âm đạo sẽ thông qua các vết xước này để đột nhập vào cơ thể. Những kiểu giao hợp gây nhiều xây xước (qua đường hậu môn) sẽ rất dễ bị nhiễm HIV. Trong quan hệ tình dục, ai là người nhận tinh dịch, người đó dễ bị nhiễm HIV hơn.

Người mắc bệnh lây qua đường tình dục mạn tính có viêm loét như giang mai, lậu, hạ cam,… có nguy cơ làm tăng khả năng HIV lây qua đường tình dục cao gấp hàng chục lần so với người khác. Càng có nhiều bạn tình càng làm tăng khả năng bị lây nhiễm HIV vì người nhiễm HIV không có biểu hiện gì khác người bình thường. Tần suất HIV lây truyền qua đường tình dục qua một lần giao hợp là 0,1 – 1%.

Làm thế nào để phòng HIV lây truyền qua đường tình dục?

Để phòng chống HIV lây truyền qua đường tình dục, chúng ta phải thực hiện lối sống lành mạnh, quan hệ thủy chung một vợ một chồng hoặc chỉ quan hệ tình dục với một bạn tình duy nhất; sử dụng bao cao su đúng phương pháp, ngay từ đầu và trong suốt thời gian giao hợp để phòng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Bên cạnh việc sử dụng bao cao su để phòng ngừa HIV lây truyền qua đường tình dục, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng PrEP – dự phòng trước phơi nhiễm HIV với hiệu quả đạt tới 99% trong quan hệ tình dục (Theo US CDC).

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) như một chiến lược phòng chống HIV. Uống thuốc PrEP theo đúng chỉ định có thể làm giảm khoảng 99% nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục và giảm ít nhất 74% nguy cơ nhiễm HIV ở những người tiêm chích ma túy (TCMT). Hai loại thuốc, biểu tượng Truvada® bên ngoài (emtricitabine và tenofovir disoproxil fumarate) và biểu tượng Descovy® bên ngoài (emtricitabine và tenofovir alafenamide) được phê duyệt để sử dụng như PrEP hàng ngày để dự phòng HIV.

Hệ thống Chăm sóc PrEP là hệ thống gồm các dịch vụ dự phòng và hỗ trợ cho những người âm tính với HIV có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Các cơ quan quản lý y tế, các tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO), và các tổ chức chăm sóc sức khỏe có thể thiết lập quan hệ đối tác để hỗ trợ việc cung cấp PrEP trong hệ thống này nhằm ngăn ngừa lây nhiễm HIV ở các nhóm dân số có nguy cơ cao.

Hiện nay PrEP đang được cấp miễn phí tại các tỉnh thành phố có dự án hỗ trợ. Bạn cũng có thể đăng ký nhận PrEP miễn phí qua trang Sức Khỏe Connect để được khám, tư vấn và đăng ký sử dụng PrEP miễn phí.

Tổng hợp và biên soạn từ website Cục VAAC

Mẫu đăng ký tư vấn qua điện thoại
Bạn vui lòng cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác để chúng tôi hỗ trợ bạn tốt nhất.
submit spin
Tags:HIVPrEPhiv lây truyền qua đường tình dụctình dục

Thông tin này có hữu ích với bạn?

5 Có  Không
Các bài liên quan
  • Cải thiện dịch vụ PrEP tại các cơ sở chăm sóc cho cộng đồng người chuyển giới
  • TelePrEP – PrEP từ xa hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng
  • Phân biệt giữa PrEP và PEP trong dự phòng HIV
  • PrEP và chức năng thận: Ai thực sự cần sàng lọc và việc dùng PrEP theo tình huống có thể làm giảm tác dụng phụ?
  • PrEP làm tăng khoái cảm tình dục
  • Hướng dẫn tạm thời triển khai PrEP cho học sinh sinh viên
Leave A Comment Cancel reply

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
  • HIV lây truyền qua đường tình dục như thế nào?
  • Cải thiện dịch vụ PrEP tại các cơ sở chăm sóc cho cộng đồng người chuyển giới
  • TelePrEP – PrEP từ xa hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng
  • Phân biệt giữa PrEP và PEP trong dự phòng HIV
  • PrEP và chức năng thận: Ai thực sự cần sàng lọc và việc dùng PrEP theo tình huống có thể làm giảm tác dụng phụ?
  • PrEP làm tăng khoái cảm tình dục
  • Hướng dẫn tạm thời triển khai PrEP cho học sinh sinh viên
  • Trạng thái HIV trung tính là gì?
  • Thuốc PrEP – Dự phòng lây nhiễm HIV hiệu quả tới 99%
  • Thuốc PrEP miễn phí dành cho ai?
  • PrEP cho phụ nữ giúp giảm một nửa tỷ lệ nhiễm HIV
  • Sử dụng PrEP vẫn cần dùng bao cao su
  • Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh HIV/AIDS
  • Tôi nên làm gì nếu xét nghiệm HIV dương tính?
  • Hiểu đúng về HIV và AIDS để có cách phòng chống hiệu quả
  • Hiểu đúng về dự phòng lây nhiễm HIV để có biện pháp bảo vệ bản thân
  • Những lưu ý khi điều trị dự phòng PrEP
  • Thông tin cần biết về PrEP – Thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Chủ đề kiến thức
  • HIV và Covid-19
  • Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP
  • Bệnh lây qua đường tình dục (STI
  • Tư vấn xét nghiệm HIV
  • Chăm sóc & điều trị HIV/AIDS
  • Tư vấn về bảo hiểm y tế
  • Tư vấn sức khỏe tâm trí
  • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP
  • Tư vấn nghiện chất – Chemsex
    © 2021 Kiến thức và thông tin về HIV - Một phần của Sức Khỏe Connect