• Trang chủ
  • Kiến thức
    • Tư vấn xét nghiệm HIV
    • Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • Chăm sóc & Điều trị HIV
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Tư vấn sức khỏe tâm trí
    • Tư vấn nghiện chất & chemsex
    • Tư vấn về bảo hiểm y tế
    • HIV và COVID-19
  • Hỏi – Đáp
    • Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • K=K
    • Chemsex
    • Bảo hiểm y tế
    • Tình dục an toàn
    • HIV và COVID-19
    • Sức khỏe tâm trí
  • Tài liệu
    • Tài liệu truyền thông
    • Tài liệu kỹ thuật
    • Tài liệu về văn bản, quy định, chính sách
  • SKConnect
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kiến thức
    • Tư vấn xét nghiệm HIV
    • Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • Chăm sóc & Điều trị HIV
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Tư vấn sức khỏe tâm trí
    • Tư vấn nghiện chất & chemsex
    • Tư vấn về bảo hiểm y tế
    • HIV và COVID-19
  • Hỏi – Đáp
    • Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • K=K
    • Chemsex
    • Bảo hiểm y tế
    • Tình dục an toàn
    • HIV và COVID-19
    • Sức khỏe tâm trí
  • Tài liệu
    • Tài liệu truyền thông
    • Tài liệu kỹ thuật
    • Tài liệu về văn bản, quy định, chính sách
  • SKConnect
  • Đăng nhập

Hiểu đúng về HIV và AIDS để có cách phòng chống hiệu quả

101 lượt xem 2 May 20, 2021 Tinh Tran

Hiểu đúng về HIV và AIDS có tầm quan trọng rất lớn trong dự phòng và điều trị. Đối với nhiều người, thuật ngữ HIV và AIDS còn rất mới mẻ. Trong nhiều trường hợp, việc hiểu này cũng gây ra nhiều nhầm lẫn gây hoang mang cho cộng đồng. Trong bài viết này, chúng tôi xin liệt kê những ý chính của hai thuật ngữ, cách phân biệt để từ đó có cách phòng chống lây nhiễm HIV hiệu quả.

Hiểu đúng về HIV và AIDS:

Hiểu đúng về HIV và AIDS
Xét nghiệm HIV miễn phí

Theo qui định tại Điều 2 của Pháp lệnh phòng chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), thuật ngữ HIV và AIDS được hiểu như sau:

  • HIV là loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú.
  • AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn đến chết người.
  • Nhiễm trùng cơ hội là những nhiễm trùng xảy ra nhân cơ hội cơ thể bị suy giảm miễn dịch do bị nhiễm HIV.

Hiện nay, dưới sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc hiểu đúng về HIV và AIDS sẽ như sau:

  • HIV là virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người. Các tác nhân gây chết người này có thể là các nhiễm trùng cơ hội hay các bệnh thông thường mà người bình thường hay mắc nhưng lại nguy hiểm khi người đã bị nhiễm mắc phải. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, khi một ai nhiễm HIV và hệ miễn dịch bị suy giảm, họ có thể tử vong chỉ bởi một bệnh thông thường như cúm hoặc ỉa chảy. Vì lúc đó, sức đề kháng của cơ thể không còn khả năng chống chọi với căn bệnh vốn dĩ khá bình thường với người không nhiễm HIV.
  • AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng tựu chung lại trong khoảng thời gian trung bình là 5 năm.

Thế chúng ta cần làm gì để phòng chống lây nhiễm HIV? Nếu có bị nhiễm, chúng ta cần làm gì để đảm bảo sức khỏe và sống lâu như người bình thường?

  • Hiện nay, có rất nhiều cách để phòng ngừa lây nhiễm HIV như sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục, sử dụng thuốc PrEP để dự phòng lây nhiễm HIV hoặc không chia sẻ hay dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm HIV hoặc không rõ tình trạng nhiễm HIV của họ. Quan trọng là bạn cần xét nghiệm HIV định kỳ để biết tình trạng của mình và có biện pháp dự phòng hiệu quả. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tê thế giới (WHO), việc xét nghiệm HIV định kỹ từ 6-12 tháng/ lần là cần thiết.
  • Trong trường hợp xét nghiệm HIV dương tính, bạn cũng không nên quá lo lắng. Dù chưa có thuốc chữa khỏi bệnh HIV nhưng y học hiện nay đã có thể ức chế(khống chế) sự lây lan của virut HIV trong máu người nhiễm HIV (thuốc ARV) để chúng không phát triển được và từ đó cải thiện sức khỏe và không lây nhiễm cho người khác. Hiểu đơn giản là nếu bạn chẳng may bị nhiễm HIV, nếu bạn biết sớm và điều trị đúng theo chỉ định của bác sỹ, bạn có thể sống khỏe và sống lâu như người bình thường. Do đó, hãy thường xuyên xét nghiệm HIV và nếu bị nhiễm, không được trì hoãn việc điều trị vì càng trì hoãn thì càng làm giảm cơ hội tăng cường sức khỏe và tăng tuổi thọ của bản thân.

Nếu bạn muốn đăng ký xét nghiệm HIV hay dự phòng trước lây nhiễm bằng PrEP, vui lòng đăng ký qua link trực tuyến tại Sức Khỏe Connect.

Mẫu đăng ký tư vấn qua điện thoại
Bạn vui lòng cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác để chúng tôi hỗ trợ bạn tốt nhất.
submit spin
Tags:HIVPrEPAIDShiểu đúng về HIV

Thông tin này có hữu ích với bạn?

2 Có  Không
Các bài liên quan
  • Cải thiện dịch vụ PrEP tại các cơ sở chăm sóc cho cộng đồng người chuyển giới
  • TelePrEP – PrEP từ xa hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng
  • Phân biệt giữa PrEP và PEP trong dự phòng HIV
  • PrEP và chức năng thận: Ai thực sự cần sàng lọc và việc dùng PrEP theo tình huống có thể làm giảm tác dụng phụ?
  • Liều vắc-xin tăng cường bảo vệ người nhiễm HIV không bị nghiêm trọng khi mắc COVID-19
  • PrEP làm tăng khoái cảm tình dục
Leave A Comment Cancel reply

Chăm sóc & điều trị HIV/AIDS
  • Hiểu đúng về HIV và AIDS để có cách phòng chống hiệu quả
  • Liều vắc-xin tăng cường bảo vệ người nhiễm HIV không bị nghiêm trọng khi mắc COVID-19
  • Chủng HIV mới có thể khiến bệnh nhân chuyển sang AIDS nhanh hơn
  • Trạng thái HIV trung tính là gì?
  • Tác hại của HIV và AIDS đến cơ thể như thế nào?
  • Biểu hiện HIV ở nam giới thường gặp
  • Những điều cần biết về COVID19 và HIV
  • Không phát hiện bằng không lây truyền HIV là gì?
  • Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh HIV/AIDS
  • Độ an toàn của Vắc-xin COVID-19 với người sống với HIV?
  • Hiểu đúng về thời kỳ cửa sổ HIV và triệu chứng
  • Tôi nên làm gì nếu xét nghiệm HIV dương tính?
  • HIV lây truyền qua đường máu như thế nào
  • HIV lây truyền từ mẹ sang con và cách phòng chống
  • Những điều cần biết về HIV và AIDS
Chủ đề kiến thức
  • HIV và Covid-19
  • Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP
  • Bệnh lây qua đường tình dục (STI
  • Tư vấn xét nghiệm HIV
  • Chăm sóc & điều trị HIV/AIDS
  • Tư vấn về bảo hiểm y tế
  • Tư vấn sức khỏe tâm trí
  • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP
  • Tư vấn nghiện chất – Chemsex
    © 2021 Kiến thức và thông tin về HIV - Một phần của Sức Khỏe Connect