• Trang chủ
  • Kiến thức
    • Tư vấn xét nghiệm HIV
    • Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • Chăm sóc & Điều trị HIV
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Tư vấn sức khỏe tâm trí
    • Tư vấn nghiện chất & chemsex
    • Tư vấn về bảo hiểm y tế
    • HIV và COVID-19
  • Hỏi – Đáp
    • Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • K=K
    • Chemsex
    • Bảo hiểm y tế
    • Tình dục an toàn
    • HIV và COVID-19
    • Sức khỏe tâm trí
  • Tài liệu
    • Tài liệu truyền thông
    • Tài liệu kỹ thuật
    • Tài liệu về văn bản, quy định, chính sách
  • SKConnect
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kiến thức
    • Tư vấn xét nghiệm HIV
    • Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • Chăm sóc & Điều trị HIV
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Tư vấn sức khỏe tâm trí
    • Tư vấn nghiện chất & chemsex
    • Tư vấn về bảo hiểm y tế
    • HIV và COVID-19
  • Hỏi – Đáp
    • Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • K=K
    • Chemsex
    • Bảo hiểm y tế
    • Tình dục an toàn
    • HIV và COVID-19
    • Sức khỏe tâm trí
  • Tài liệu
    • Tài liệu truyền thông
    • Tài liệu kỹ thuật
    • Tài liệu về văn bản, quy định, chính sách
  • SKConnect
  • Đăng nhập

Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)

190 lượt xem 2 March 17, 2021 Tinh Tran

Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP) là dùng thuốc kháng virut HIV cho những người bị phơi nhiễm với HIV trong vòng 72 giờ để ngăn ngừa lây nhiễm HIV.

  • PEP chỉ nên được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp. Nó không dành cho những người có thể bị phơi nhiễm với HIV thường xuyên.
  • PEP phải được bắt đầu sử dụng trong vòng 72 giờ (3 ngày) sau khi có khả năng bị phơi nhiễm với HIV. Bắt đầu PEP càng sớm sau khi có khả năng bị phơi nhiễm HIV thì càng tốt. Không điều trị dự phòng khi đã phơi nhiễm quá 72 giờ.
  • Thời gian điều trị dự phòng: đủ 28 ngày liên tục.

Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP) là gì?

Dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Dự phòng sau phơi nhiễm HIV

PEP là viết tắt của dự phòng sau phơi nhiễm HIV. Từ “dự phòng” có nghĩa là ngăn ngừa hoặc kiểm soát sự lây lan của nhiễm trùng hoặc bệnh tật. PEP có nghĩa là dùng thuốc điều trị HIV trong vòng 72 giờ sau khi có khả năng bị phơi nhiễm với HIV để ngăn ngừa lây nhiễm HIV. PEP chỉ nên được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp. Nó không dành cho những người có thể bị phơi nhiễm với HIV thường xuyên. PEP không nhằm thay thế việc sử dụng thường xuyên các phương pháp phòng chống HIV khác, chẳng hạn như sử dụng bao cao su thường xuyên trong quan hệ tình dục hoặc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP). PrEP là khi những người có nguy cơ nhiễm HIV uống một loại thuốc HIV cụ thể hàng ngày để ngăn ngừa lây nhiễm HIV.

Ai nên cân nhắc sử dụng thuốc dự phòng sau phơi nhiễm HIV – PEP?

PEP có thể được kê cho những người âm tính với HIV hoặc không biết tình trạng nhiễm HIV của mình và trong 72 giờ qua:

  • Có thể đã bị phơi nhiễm với HIV khi quan hệ tình dục;
  • Dùng chung kim tiêm hoặc thiết bị khác để tiêm chích ma túy;
  • Bị tấn công tình dục.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn vừa mới bị phơi nhiễm với HIV, hãy gặp bác sỹ tư vấn về PEP ngay lập tức.

Ngoài ra, PEP có thể được kê đơn cho nhân viên chăm sóc sức khỏe sau khi có khả năng bị phơi nhiễm với HIV tại nơi làm việc, ví dụ, chấn thương do kim tiêm. Nhân viên y tế nếu có khả năng bị phơi nhiễm với HIV nên khám và kiểm tra ngay.

Dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Dự phòng sau phơi nhiễm HIV

Khi nào nên bắt đầu sử dụng thuốc dự phòng sau phơi nhiễm HIV – PEP?

Việc điều trị PEP phải được bắt đầu trong vòng 72 giờ (3 ngày) sau khi có khả năng bị phơi nhiễm với HIV. Bắt đầu PEP càng sớm sau khi có khả năng bị phơi nhiễm HIV thì càng tốt. Theo nghiên cứu, PEP rất có thể sẽ không ngăn ngừa lây nhiễm HIV nếu nó được bắt đầu muộn hơn 72 giờ sau khi một người bị phơi nhiễm với HIV.

Nếu bạn tham gia điều trị PEP, bạn sẽ phải uống thuốc điều trị HIV đủ 28 ngày liên tục.

Những loại thuốc HIV nào được sử dụng cho PEP?

Cục Phòng, chống HIV/AIDS – Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định số 5456/QĐ-BYT ngày 20/11/2019 cung cấp hướng dẫn về điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP) cùng các loại thuốc đang được sử dụng cho biện phép dự phòng này. Ngoài ra hướng dẫn còn bao gồm các khuyến nghị cho các nhóm người cụ thể, bao gồm cả người lớn và thanh thiếu niên, trẻ em, phụ nữ mang thai và những người có vấn đề về thận. Các bác sỹ tại phòng khám sẽ làm việc với bạn để xác định loại thuốc nào cần dùng cho PEP.

PEP hoạt động hiệu quả như thế nào?

PEP có hiệu quả trong việc ngăn ngừa lây nhiễm HIV khi nó được thực hiện đúng cách, nhưng nó không hiệu quả 100%. Bắt đầu PEP càng sớm sau khi có khả năng bị phơi nhiễm HIV thì càng tốt. Trong quá trình sử dụng PEP, điều quan trọng là phải tiếp tục sử dụng các phương pháp phòng ngừa HIV khác, chẳng hạn như sử dụng bao cao su với bạn tình và chỉ sử dụng kim tiêm mới, vô trùng khi tiêm chích ma túy.

PEP có gây tác dụng phụ không?

Các loại thuốc điều trị HIV được sử dụng cho PEP có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người. Các tác dụng phụ có thể điều trị và không nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bạn đang dùng PEP, hãy nói chuyện với bác sỹ của bạn nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nào làm phiền hoặc tác dụng phụ đó kéo dài không biến mất.

Theo Quốc Long – Cục phòng, chống HIV/AIDS

Mẫu đăng ký tư vấn qua điện thoại
Bạn vui lòng cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác để chúng tôi hỗ trợ bạn tốt nhất.
submit spin
Tags:PrEPpepdự phòng sau phơi nhiễm HIV

Thông tin này có hữu ích với bạn?

2 Có  Không
Các bài liên quan
  • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV – 72 giờ vàng với PEP
  • Phân biệt giữa PrEP và PEP trong dự phòng HIV
  • Hiểu đúng về thời kỳ cửa sổ HIV và triệu chứng
Leave A Comment Cancel reply

Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
  • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
  • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV – 72 giờ vàng với PEP
  • Phân biệt giữa PrEP và PEP trong dự phòng HIV
  • Hiểu đúng về thời kỳ cửa sổ HIV và triệu chứng
Chủ đề kiến thức
  • HIV và Covid-19
  • Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP
  • Bệnh lây qua đường tình dục (STI
  • Tư vấn xét nghiệm HIV
  • Chăm sóc & điều trị HIV/AIDS
  • Tư vấn về bảo hiểm y tế
  • Tư vấn sức khỏe tâm trí
  • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP
  • Tư vấn nghiện chất – Chemsex
    © 2021 Kiến thức và thông tin về HIV - Một phần của Sức Khỏe Connect