• Trang chủ
  • Kiến thức
    • Tư vấn xét nghiệm HIV
    • Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • Chăm sóc & Điều trị HIV
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Tư vấn sức khỏe tâm trí
    • Tư vấn nghiện chất & chemsex
    • Tư vấn về bảo hiểm y tế
    • HIV và COVID-19
  • Hỏi – Đáp
    • Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • K=K
    • Chemsex
    • Bảo hiểm y tế
    • Tình dục an toàn
    • HIV và COVID-19
    • Sức khỏe tâm trí
  • Tài liệu
    • Tài liệu truyền thông
    • Tài liệu kỹ thuật
    • Tài liệu về văn bản, quy định, chính sách
  • SKConnect
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kiến thức
    • Tư vấn xét nghiệm HIV
    • Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • Chăm sóc & Điều trị HIV
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Tư vấn sức khỏe tâm trí
    • Tư vấn nghiện chất & chemsex
    • Tư vấn về bảo hiểm y tế
    • HIV và COVID-19
  • Hỏi – Đáp
    • Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP)
    • Xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
    • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
    • K=K
    • Chemsex
    • Bảo hiểm y tế
    • Tình dục an toàn
    • HIV và COVID-19
    • Sức khỏe tâm trí
  • Tài liệu
    • Tài liệu truyền thông
    • Tài liệu kỹ thuật
    • Tài liệu về văn bản, quy định, chính sách
  • SKConnect
  • Đăng nhập

Bảo hiểm y tế cho người có HIV

80 lượt xem 2 March 16, 2021 Tinh Tran

Bảo hiểm y tế cho người có HIV được coi là giải pháp điều trị lâu dài và bền vững giúp bệnh nhân HIV tiết kiệm chi phí và an tâm điều trị!

1/ Không thể phủ nhận những lợi ích do BHYT đem lại cho người nhiễm HIV. Thế nhưng, hiện ở nước ta trung bình chỉ khoảng 30% người nhiễm HIV tham gia BHYT. Ông đánh giá thế nào về con số này?

Lợi ích của bảo hiểm y tế
Lợi ích của bảo hiểm y tế

TS. Hoàng Đình Cảnh: Theo báo cáo của Bảo hiểm Y tế, tỷ lệ chung người dân có thẻ bảo hiểm y tế thời điểm cuối năm 2015 là hơn 75%. Chúng ta chưa có thông kê chính xác tỷ lệ người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế. Gần đây một số khảo sát ở quy mô nhỏ cho thấy tỷ lệ người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế dao động từ 30% đến 50% tùy theo từng từng địa phương. Như vậy có thể thấy tỷ lệ người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế là khá thấp, thấp hơn so với tỷ lệ có thẻ của người dân nói chung. Tuy nhiên cũng có nhiều lý do nên ngay cả các khảo sát này cũng chưa thu được số liệu thực. Tôi cho rằng khi tất cả người nhiễm HIV điều trị bằng thuốc ARV thông qua nguồn từ Quỹ bảo hiểm y tế thì khi đó có số liệu chính xác hơn. Hiện nay, Cục Phòng, chống HIV/AIDS cũng đang tiến hành thống kê trên toàn quốc số người đang điều trị ARV có thẻ bảo hiểm y tế.

Về nguyên nhân, tôi cho rằng trước tiên là nhận thức của người nhiễm HIV. Nhiều người nhiễm HIV chưa hiểu hết được lợi ích của bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế sẽ tránh cho mỗi người chúng ta rơi vào bẫy đói nghèo. Không ai mong muốn mình bị bệnh nhưng cũng không thể biết khi nào bị bệnh. Một số bệnh có thể chi trả hàng chục hoặc hàng trăm triệu đồng tiền viện phí nếu chúng ta không có bảo hiểm y tế. Một số người khác lại cho rằng thuốc ARV vẫn đang cấp miễn phí nên không cần tham gia. Thời gian tới cũng không còn viện trợ nên thuốc ARV không còn miễn phí mà bảo hiểm y tế sẽ chi trả cho những người điều trị có thẻ, còn người không có thẻ sẽ phải trả tiền. Một số khác lại cho rằng thuốc bảo hiểm y tế không tốt nhưng với ARV sẽ chỉ có một nguồn duy nhất do Bộ Y tế mua và điều phối.

Một số lý do khác như việc tuyên truyền về bảo hiểm y tế cũng còn hạn chế, một số người nhiễm HIV thiếu khả năng mua thẻ bảo hiểm, mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình. Sợ bị kỳ thị phân biệt đối xử và cả việc hướng dẫn, các thủ tục mua thẻ bảo hiểm y tế của một số địa phương cũng chưa thật thuận lợi.

2/ Đến thời điểm hiện tại, Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã có những hành động gì để tăng cường số lượng người nhiễm HIV tham gia BHYT?

TS. Hoàng Đình Cảnh: Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã và đang thực hiện một số các hoạt động để tăng cường độ bao phủ của bảo hiểm y tế trong người nhiễm HIV thông qua hàng loạt các hoạt động sau:

Thứ nhất chúng tôi đang hướng dẫn các tỉnh thu thập thông tin của bệnh nhân điều trị HIV/AIDS bao gồm bệnh nhân có thẻ BHYT để có cơ sở cho việc lập kế hoạch mở rộng và điều trị cho người nhiễm HIV, từ đó cũng để xây dựng cơ sở dữ liệu và cập nhật thông tin về bệnh nhân có thẻ BHYT;

Thứ hai là tăng cường truyền thông về bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV bao gồm cả truyền thông vận động để các lãnh đạo địa phương hiểu sự cần thiết của BHYT với người nhiễm HIV và các địa phương cũng phải vào cuộc với các giải pháp thích hợp trong việc hỗ trợ người nhiễm HIV tham gia BHYT. Với người nhiễm HIV chúng tôi đang tăng cường truyền thông về lợi ích, sự cần thiết của BHYT, tập huấn cho cán bộ y tế để tư vấn cụ thể cho người nhiễm HIV về lợi ích, quyền lợi và cách tham gia. Trong thời gian vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã tích cực truyền thông để nâng cao nhận thức về BHYT cho người nhiễm HIV.

Thứ ba là chúng tôi cũng đã đề xuất chính phủ có những chính sách hỗ trợ người nhiễm HIV mua thẻ bảo hiểm y tế. Đến nay Thủ tướng Chính phủ đồng ý với mục tiêu làm sao 100% người nhiễm HIV có thẻ BHYT trong thời gian tới trong đó có cả giải pháp sử dụng quỹ kết dư của BHYT để hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người nhiễm HIV thật sự khó khăn.

3/ Giải pháp trong thời gian tới để người nhiễm HIV tham gia BHYT toàn diện?

TS. Hoàng Đình Cảnh: Hiện nay, Chính phủ đã xác định bảo hiểm y tế sẽ là nguồn chính chi trả thuốc ARV khi nguồn viện trợ cắt giảm và chấm dứt với mục tiêu tăng tỷ lệ người nhiễm có thẻ lên 100% . Để thực hiện được mục tiêu này với các nhóm đối tượng khác nhau có giải pháp khác nhau:

  • Với những người không thuộc diện hỗ trợ của nhà nước cần  tuyên truyền cho người nhiễm HIV hiểu được lợi ích của bảo hiểm y tế. Khuyến khích người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế ngay vì như đã đề cập ở trên, bảo hiểm y tế không chỉ phục vụ khám điều trị HIV/AIDS hay cấp thuốc ARV mà còn để khám và chữa các bệnh khác. Hiện nay đã có những chính sách khuyến khích người nhiễm HIV mua thẻ bảo hiểm y tế như nếu mua theo hộ gia đình sẽ được giảm trừ từ những người thứ hai trở đi hoặc người nhiễm HIV đã tham gia bảo hiểm y tế rồi mà chưa thể tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì vẫn tiếp tục được mua bảo hiểm y tế theo cá nhân, hay người nhiễm HIV có thể đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS có đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến huyện và tuyến tỉnh.
  • Những đối tượng được nhà nước hỗ trợ như người nghèo, người cận nghèo, người sống ở vùng núi, dân tộc, vùng sâu, vùng xa thì sử dụng thẻ bảo hiểm y tế mà nhà nước đã hỗ trợ để khám và điều trị HIV/AIDS.
  • Một số đối tượng thật sự rất khó khăn không thể mua được thẻ bảo hiểm y tế mà lại chưa nằm trong nhóm đối tượng nghèo hay cận nghèo hoặc nhóm được chính phủ hỗ trợ thì các địa phương có thể sử dụng một phần kinh phí kết dư của quỹ bảo hiểm y tế để hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho họ.

Hy vọng rằng, với những giải pháp trên trong thời gian tới độ bao phủ của bảo hiểm y tế trong nhóm người nhiễm HIV sẽ tăng nhanh và có thể đạt được mục tiêu như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo.

4/ Cuối cùng, ông có lời khuyên nào dành cho người nhiễm HIV?

TS. Hoàng Đình Cảnh: Lợi ích của bảo hiểm y tế là quá rõ ràng với mỗi người và là xu hướng tất yếu trong tiến trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Bảo hiểm y tế lại càng cần thiết với người nhiễm HIV/AIDS. Nếu có phải đóng tiền mua bảo hiểm y tế thì với người nhiễm HIV cũng chỉ là đóng góp một phần nhỏ cho chi phí khám và điều trị bệnh cho chính bản thân mình. Do vậy người nhiễm HIV nếu chưa có bảo hiểm y tế cần tham gia bảo hiểm y tế ngay từ bây giờ.

Xin cảm ơn ông.

Theo VAAC Website

Mẫu đăng ký tư vấn qua điện thoại
Bạn vui lòng cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác để chúng tôi hỗ trợ bạn tốt nhất.
submit spin
Tags:HIVđiều trị HIVbảo hiểm y tếtài chính

Thông tin này có hữu ích với bạn?

2 Có  Không
Các bài liên quan
  • Hướng dẫn đăng ký và gia hạn bảo hiểm y tế trực tuyến
  • Lợi ích của bảo hiểm y tế với bệnh nhân ARV
Leave A Comment Cancel reply

Tư vấn về bảo hiểm y tế
  • Bảo hiểm y tế cho người có HIV
  • Hướng dẫn đăng ký và gia hạn bảo hiểm y tế trực tuyến
  • Lợi ích của bảo hiểm y tế với bệnh nhân ARV
Chủ đề kiến thức
  • HIV và Covid-19
  • Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP
  • Bệnh lây qua đường tình dục (STI
  • Tư vấn xét nghiệm HIV
  • Chăm sóc & điều trị HIV/AIDS
  • Tư vấn về bảo hiểm y tế
  • Tư vấn sức khỏe tâm trí
  • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP
  • Tư vấn nghiện chất – Chemsex
    © 2021 Kiến thức và thông tin về HIV - Một phần của Sức Khỏe Connect