Ở nam giới: Khi mắc bệnh lậu, nam giới thường có các biểu hiện như: tiểu đau, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nước tiểu lẫn máu hoặc mủ…Trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể thấy xuất hiện những giọt mủ như màu nhựa chuối ở lỗ niệu đạo, nhất là vào sáng sớm.
Ngoài ra, bệnh lậu còn khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức sốt nhẹ, nổi hạch bẹn, ăn uống không ngon miệng…
Ở nữ giới: nữ giới mắc bệnh lậu hầu như không có triệu chứng nào cụ thể nên thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với những bệnh phụ khoa thông thường. Chỉ đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng mới xuất hiện các triệu chứng như: tiểu đau buốt, có mủ màu xanh, vàng chảy ra từ niệu đạo, cổ tử cung, vùng kín có mùi hôi tanh bất thường…
Bệnh lậu ở nữ giới nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây những biến chứng nguy hiểm như: viêm ống dẫn trứng, chửa ngoài dạ con…

Giang mai thời kỳ I có thể có các biểu hiện như:
- Săng (chancre) giang mai: Là vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục, không có bờ nổi gờ lên hoặc lõm xuống, bề mặt bằng phẳng. Vị trí thường thấy ở bộ phận sinh dục Với những người quan hệ tình dục qua hậu môn, săng có thể ở trực tràng hoặc quanh hậu môn. Săng còn có thể xuất hiện ở một số vị trí khác như: môi, lưỡi, amidan (do quan hệ miệng – sinh dục), ngón tay v.v…
- Hạch: Các hạch vùng bẹn thường bị viêm, họp thành chùm
Giang mai thời kỳ II: Thường khoảng 6 – 8 tuần sau khi có săng. Có thể có các biểu hiện như:
- Đào ban;
- Tổn thương da do giang mai
- Mảng niêm mạc;
- Vết loang trắng đen;
- Viêm hạch lan tỏa.
- Nhức đầu;
- Rụng tóc;
- Ngoài ra còn có một số các biểu hiện khác.
Giang mai thời kỳ III: Thường khi không được điều trị hay điều trị không đúng phác đồ, có thể có các biểu hiện như đào ban, củ giang mai, gôm giang mai v.v… Đồng thời có thể xâm nhập vào phủ tạng như tim, mắt, thần kinh v.v….

Những triệu chứng và dấu hiệu sùi mào gà gồm:
- Những nốt sùi nhỏ đổi màu hoặc màu xám ở bộ phận sinh dục hoặc ở miệng.
- Nhiều mụn nhọt nhỏ nằm sát nhau có hình như bông súp lơ.
- Bộ phận sinh dục bị ngứa và gây khó chịu.
- Chảy máu khi quan hệ tình dục.

Hầu hết các bệnh tình dục đã có cách chữa trị hoặc điều trị. Vì vậy, hãy nhanh chóng liên hệ tới cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục lây do nguyên nhân virus như viêm gan B, HIV thì chưa thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể điều trị kìm hãm sự phát triển của virus
- Điều trị HIV bằng thuốc ARV là cách duy nhất kìm hãm sự phát triển của virus và giúp người có HIV sống khỏe mạnh.
- Các bệnh tình dục khác như lậu, giang mai, sùi mào gà, chlamydia, herpes có thể chữa được bằng cách tiêm hoặc uống kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ
Ngoài ra khi biết mình nhiễm bệnh lây qua đường tình dục, cần thông báo hoặc đưa bạn tình cùng đi chữa trị để tránh lây lan trong cộng đồng hoặc tái phát do quan hệ với người mắc bệnh.
Có rất nhiều biện pháp giúp phòng tránh các bệnh STIs hiệu quả:
- Thực hiện xét nghiệm định kì 3 đến 6 tháng: nhiều bệnh STIs không có triệu chứng cụ thể vì vậy xét nghiệm là cách duy nhất giúp chúng ta biết được tình trạng của mình. Chúng ta sẽ không mắc STDs nếu quan hệ với bạn tình không có STIs. Liên hệ ngay tới các cơ sở y tế để được xét nghiệm STIs.
- Hạn chế số lượng bạn tình: bạn tình càng nhiều, nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục càng cao.
- Sử dụng bao cao su đúng cách: bao cao su là công cụ hữu hiệu giúp ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Tiêm vacxin phòng ngừa: một số bệnh tình dục có thể phòng được bằng cách tiêm vacxin như viêm gan B hay HPV.
Các triệu chứng chung bao gồm:
- Có dịch bất thường chảy ra từ âm đạo hoặc đầu dương vật ở nam giới kèm theo mùi khó chịu, tiểu đau, tiểu rát hoặc buốt.
- Hoặc các vết loét, hay mụn nước, nốt sùi xuất hiện ở cơ quan sinh dục. Nổi hạch bẹn.
- Đau bất thường ở vùng bụng dưới ở nữ mà không liên quan gì đến chu kỳ kinh nguyệt. Đau khi giao hợp ở nữ hoặc có ra máu sau quan hệ tình dục…
Nếu không được điều trị kịp thời, các bệnh lây qua đường tình dục có thể biến chứng nặng, gây vô sinh, nhiễm trùng hoặc thậm chí tử vong.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD: Sexually Transmitted Diseases) là bệnh mắc phải do quan hệ tình dục với người có bệnh, bằng đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn. Các bệnh này lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng, phong phú và có thể có nhiều biến chứng nếu không được xử lý kịp thời. Chẩn đoán chính xác các căn nguyên gây bệnh chủ yếu dựa vào các xét nghiệm.
Các bệnh thường gặp như: lậu, giang mai, chlamydia, sùi mào gà, herpes sinh dục, HIV, viêm gan B…
Đối với người nhiễm HIV, virut HIV có thể tồn tại ngay cả trong nước bọt. Tuy nhiên số lượng virut là không đủ để lây truyền HIV cho người khác khi hôn.
Có một rủi ro là nếu một trong hai bạn bị vết thương (có chảy máu, dịch) ở miệng, thì nụ hôn sâu có thể lây truyền HIV, tuy nhiên theo các chuyên gia thì khả năng lây cực kì nhỏ. Do vậy đừng quá e dè khi trao cho nhau một nụ hôn nhé.
Nhiều người cho rằng quan hệ bằng miệng là an toàn và không có khả năng lây nhiễm HIV và các bệnh tình dục khác. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, quan hệ bằng miệng không hẳn là an toàn.
Quan hệ bằng miệng có nguy cơ làm lây nhiễm HIV do virut có trong tinh dịch hoặc trong nước bọt có thể đi qua niêm mạc hoặc vết thương hở trong khoang miệng vào máu. Tuy nhiên, tỉ lệ nhiễm HIV qua quan hệ tình dục bằng miệng là rất thấp.
Cần lưu ý rằng: quan hệ tình dục bằng miệng có nguy cơ cao lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà, viêm gan B, C…
Vì vậy, để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh tình dục khác, chúng ta hãy giữ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ và có thể sử dụng bao cao su ngay cả khi quan hệ bằng miệng.
Quan hệ tình dục an toàn là hình thức quan hệ tình dục giúp hạn chế khả năng mang thai ngoài ý muốn và không làm lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Chỉ một lần có quan hệ tình dục không an toàn an toàn cũng đủ để chúng ta có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV/AIDS, lậu, giang mai, sùi mào gà, chlamydia… cũng như có thể mang thai ngoài ý muốn dẫn đến gia tăng tình trạng nạo phá thai và những vấn đề về tâm lý.
Nghiên cứu trên hàng ngàn cặp đôi ‘trái dấu’ (một người có HIV và một người không có HIV) với hơn 70.000 hành vi quan hệ tình dục giữa nam với nam và nam với nữ mà không sử dụng bao cao su hay các biện pháp an toàn khác cho kết quả là không có trường hợp nào bị lây nhiễm HIV nếu bạn tình đã đạt ngưỡng ức chế virut. Vì vậy, việc quan hệ không sử dụng bao cao su với bạn tình đạt ngưỡng ức chế virut không làm lây nhiễm HIV.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng bao cao su có thể ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai, sùi mào gà… Và bạn tình của người có HIV vẫn nên sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục ngay cả khi người đó đã đạt ngưỡng ức chế virut.