Đến hết 31/12, Cơ sở điều trị HIV/AIDS thực hiện kiểm kê và định giá số lượng thuốc không sử dụng hết và có báo cáo về Đơn vị chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh tổng hợp báo cáo Cục Phòng, chống HIV/AIDS để có phương án làm việc với nhà cung ứng.
Về phía cơ sở điều trị thực hiện báo cáo và xem lại trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong việc đưa ra ước tính vượt quá mức độ sử dụng để có mức độ xử lý.
Cơ sở điều trị thực hiện theo các bước như sau:
- Mời tổ kiểm nhập thuốc thành lập theo quyết định của cơ sở (nếu có) kiểm tra toàn bộ lô sản phẩm có chứa hộp thuốc trên, kiểm đếm và xác định số lượng thiếu hụt để lập biên bản.
- Gửi công văn thông báo kèm biên bản cho nhà cung ứng đồng thời gửi cho Đơn vị ký hợp đồng để tiến hành các thủ tục thanh lý với nhà cung ứng sau này.
Những mã bệnh quy định trong ICD 10 liên quan đến bệnh lý của người nhiễm HIV và người phơi nhiễm HIV có sử dụng thuốc ARV là các mã đủ điều kiện lĩnh thuốc ARV nguồn BHYT. Tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh để bác sỹ kê đơn theo mã bệnh phù hợp với triệu chứng để người bệnh còn có thể được lĩnh các thuốc điều trị các triệu chứng kèm theo hay các bệnh nhiễm trùng cơ hội, các bệnh khác có liên quan đến HIV.
Bệnh nhân đang lĩnh thuốc ARV nguồn BHYT tuy nhiên đến đợt khám và nhận thuốc gần nhất thẻ BHYT của bệnh nhân đã hết hạn mà bệnh nhân chưa kịp mua thẻ BHYT mới thì bệnh nhân vẫn được nhận thuốc ARV từ các nguồn chương trình dự án tuy nhiên cơ sở điều trị phải theo dõi để đôn đốc bệnh nhân tự mua thẻ hoặc cung cấp thông tin của bệnh nhân để hỗ trợ mua thẻ BHYT từ nguồn hỗ trợ của địa phương và các chương trình dự án nhằm đảm bảo bệnh nhân có thẻ BHYT một cách sớm nhất để nhận thuốc ARV từ nguồn quỹ BHYT trong các lần nhận thuốc tiếp theo.
- Quyết định phê duyệt kết quả mua sắm tập trung thuốc ARV nguồn BHYT
- Bản sao hợp đồng ký giữa Đơn vị ký hợp đồng của BHXH Việt Nam và Nhà cung ứng
- Biên bản giao nhận và Hóa đơn của nhà cung ứng (nếu có)
Tuy nhiên hiện nay danh mục thuốc ARV nguồn BHYT hiện nay đã được cập nhật ngay trên cổng giám định của BHXH Việt Nam. Việc ánh xạ đã trở nên đơn giản rất nhiều.
Người sống chung với HIV có nguy cơ bị trầm cảm cao gần gấp đôi so với những nhóm bệnh nhân khác. Yếu tố rủi ro bệnh lý tâm thần trong nhóm này bao gồm việc tự kỳ thị và phân biệt đối xử.
Bạn có quyền sử dụng dịch vụ điều trị ARV tại địa điểm thuận tiện cho bạn nhất.
Khi chuyển tuyến điều trị, bạn phải có giấy chuyển tuyến. Trường hợp chuyển lên tuyến trên điều trị thuốc ARV thì giấy chuyển tuyến có giá trị đến ngày 31/12 của năm đó.
- Tại nơi đăng kí điều trị ARV xuất trình thẻ BHYT và một loại giấy tờ tùy thân có ảnh
- Thực hiện theo hướng dẫn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Nộp phần tiền cùng chi trả (20% hoặc 5%) trong khám chữa bệnh BHYT theo quy định.
HIV/AIDS là bệnh mạn tính, phải điều trị suốt đời; tuân thủ điều trị ARV sẽ giúp bạn khỏe mạnh, có khả năng làm việc để nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm khả năng lây nhiễm ra cộng đồng. Từ trước đến nay, hầu hết nguồn thuốc ARV đang sử dụng trong điều trị là từ các nguồn Dự án nước ngoài như PEPFAR và Quỹ Toàn Cầu. Trong khi đó các dự án này đều đang dần cắt giảm hỗ trợ và Chính phủ cũng đã định hướng rõ ràng chuyển dần nhiệm vụ điều trị HIV/AIDS từ các Chương trình, dự án viện trợ sang Quỹ BHYT chi trả.
Nếu không tham gia BHYT, bạn sẽ phải chi trả toàn bộ chi phí cho thuốc ARV và các thuốc nhiễm trùng cơ hội cũng như các xét nghiệm trong theo dõi điều trị, chi phí này khoảng 6 – 13 triệu đồng/người/năm, chưa kể chi phí điều trị các bệnh tật và tai nạn khác.
Khi tham gia BHYT, bạn sẽ được BHYT chi trả phần lớn, bạn chỉ phải cùng chi trả 5% hoặc 20% chi phí khám chữa bệnh.
Đặc biệt, từ năm 2019, ARV bắt đầu được mua sắm tập trung từ Quỹ BHYT, người tham gia BHYT sẽ được đảm bảo nguồn thuốc ARV ổn định và lâu dài
Người tham gia BHYT được cấp thẻ BHYT; được lựa chọn cơ sở KCB BHYT ban đầu; và được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB trong phạm vi được hưởng với mức hưởng theo qui định.
Ngoài ra, người tham gia BHYT nếu sử dụng dịch vụ y tế liên quan tới HIV/AIDS còn được Quỹ BHYT chi trả các dịch vụ sau (nếu chưa có các nguồn tài chính hợp pháp khác chi trả):
- Thuốc ARV, các xét nghiệm theo dõi điều trị HIV/AIDS;
- Xét nghiệm HIV đối với phụ nữ mang thai và khi sinh con;
- Kỹ thuật đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV;
- Khám bệnh, xét nghiệm HIV, thuốc ARV và các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS khác đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV;
- Xét nghiệm HIV, điều trị bằng thuốc kháng HIV đối với người phơi nhiễm với HIV và người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro;
- Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội.
Chemsex làm tăng nguy cơ lây truyền HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Sử dụng chất kích thích khiến người dùng thực hiện hành vi quan hệ không an toàn như quan hệ tập thể, quan hệ mạnh bạo dẫn đến tổn thương, rách bao cao su, quan hệ không sử dụng bao cao su …
- Sử dụng chất kích thích bằng đường tiêm gia tăng nguy cơ sử dụng chung bơm kim tiêm từ đó gia tăng nguy cơ lây truyền HIV.
Hầu hết các bệnh tình dục đã có cách chữa trị hoặc điều trị. Vì vậy, hãy nhanh chóng liên hệ tới cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục lây do nguyên nhân virus như viêm gan B, HIV thì chưa thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể điều trị kìm hãm sự phát triển của virus
- Điều trị HIV bằng thuốc ARV là cách duy nhất kìm hãm sự phát triển của virus và giúp người có HIV sống khỏe mạnh.
- Các bệnh tình dục khác như lậu, giang mai, sùi mào gà, chlamydia, herpes có thể chữa được bằng cách tiêm hoặc uống kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ
Ngoài ra khi biết mình nhiễm bệnh lây qua đường tình dục, cần thông báo hoặc đưa bạn tình cùng đi chữa trị để tránh lây lan trong cộng đồng hoặc tái phát do quan hệ với người mắc bệnh.
Đối với người nhiễm HIV, virut HIV có thể tồn tại ngay cả trong nước bọt. Tuy nhiên số lượng virut là không đủ để lây truyền HIV cho người khác khi hôn.
Có một rủi ro là nếu một trong hai bạn bị vết thương (có chảy máu, dịch) ở miệng, thì nụ hôn sâu có thể lây truyền HIV, tuy nhiên theo các chuyên gia thì khả năng lây cực kì nhỏ. Do vậy đừng quá e dè khi trao cho nhau một nụ hôn nhé.
Nhiều người cho rằng quan hệ bằng miệng là an toàn và không có khả năng lây nhiễm HIV và các bệnh tình dục khác. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, quan hệ bằng miệng không hẳn là an toàn.
Quan hệ bằng miệng có nguy cơ làm lây nhiễm HIV do virut có trong tinh dịch hoặc trong nước bọt có thể đi qua niêm mạc hoặc vết thương hở trong khoang miệng vào máu. Tuy nhiên, tỉ lệ nhiễm HIV qua quan hệ tình dục bằng miệng là rất thấp.
Cần lưu ý rằng: quan hệ tình dục bằng miệng có nguy cơ cao lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà, viêm gan B, C…
Vì vậy, để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh tình dục khác, chúng ta hãy giữ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ và có thể sử dụng bao cao su ngay cả khi quan hệ bằng miệng.
- Sử dụng bao cao su thường xuyên và đúng cách: sử dụng bao cao su thường xuyên và đúng cách là biện pháp đơn giản, tiết kiệm, giúp giảm hơn 90% nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục. Phải sử dụng bao cao su còn hạn sử dụng, bảo quản bao cao su cẩn thận để việc quan hệ trở nên dễ dàng và thú vị hơn.
- Sử dụng gel bôi trơn trơn cùng bao cao su: Gel bôi trơn có tác dụng như một trợ thủ đắc lực trong mỗi cuộc vui. Gel bôi trơn không chỉ giúp cho việc quan hệ trở nên dễ dàng, kích thích hơn mà còn giúp làm giảm ma sát, giảm nguy cơ bị rách bao cao su cũng như tổn thương vùng âm đạo hoặc hậu môn, giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV đáng kể. Hãy chọn cho mình loại gel và bao cao su phù hợp để bắt đầu việc quan hệ an toàn nhé.
- Sử dụng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP): PrEP giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV tới 90% và khi kết hợp với việc sử dụng bao cao su đúng cách thì tỉ lệ này tăng lên tới 99%. Mỗi ngày một viên, nhỏ gọn, tiện lợi, thủ tục đăng kí dễ dàng, nhanh chóng. Còn chờ gì mà không dùng ngay PrEP.
- Giảm số lượng bạn tình: càng nhiều bạn tình thì nguy cơ nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác càng cao hơn dù bạn có thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn. Vì vậy, hãy hạn chế số lượng bạn tình để đảm bảo sức khỏe và giảm nguy cơ lây nhiễm HIV
- Thực hiện xét nghiệm HIV định kì 3 đến 6 tháng hoặc ngay sau khi bạn có hành vi không an toàn: sẽ không còn gì tuyệt vời hơn nếu bạn và bạn tình đều biết được tình trạng sức khỏe của bản thân.
Quan hệ tình dục an toàn giúp cho cảm xúc giữa 2 người trở nên thăng hoa hơn vì không còn lo lắng về nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục đặc biệt là HIV cũng như việc mang thai ngoài ý muốn.
Có nhiều biện pháp để việc quan hệ tình dục trở nên an toàn hơn như dùng bao cao su, sử dụng thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP)…
Hiện nay, chưa có bằng chứng hay nghiên cứu nào đầy đủ về việc lây truyền HIV đối với người đạt ức chế virut qua đường truyền máu. Vì vậy, bạn chích chung của người có HIV nên tự thực hiện những biện pháp tiêm chích an toàn và không sử dụng chung bơm kim tiêm để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV.
Việc đạt ngưỡng ức chế virut với phụ nữ mang thai và cho con bú làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần phải xét nghiệm HIV sớm để đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như tuân thủ điều trị ARV nếu có kết quả dương tính.
Nghiên cứu trên hàng ngàn cặp đôi ‘trái dấu’ (một người có HIV và một người không có HIV) với hơn 70.000 hành vi quan hệ tình dục giữa nam với nam và nam với nữ mà không sử dụng bao cao su hay các biện pháp an toàn khác cho kết quả là không có trường hợp nào bị lây nhiễm HIV nếu bạn tình đã đạt ngưỡng ức chế virut. Vì vậy, việc quan hệ không sử dụng bao cao su với bạn tình đạt ngưỡng ức chế virut không làm lây nhiễm HIV.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng bao cao su có thể ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai, sùi mào gà… Và bạn tình của người có HIV vẫn nên sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục ngay cả khi người đó đã đạt ngưỡng ức chế virut.
Tùy thuộc từng phác đồ ARV có thể phải mất đến 6 tháng để đạt mức tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện. Để duy trì tải lượng HIV được ức chế lâu dài đòi hỏi người bệnh phải được sử dụng phác đồ ARV phù hợp và tuân thủ điều trị tốt. Việc xét nghiệm tải lượng HIV cần được theo dõi định kỳ để đảm bảo lợi ích sức khỏe người bệnh và sức khỏe cộng đồng.
3 nguyên tắc cần phải lưu ý để đạt được ức chế virut:
- Đăng kí vào các chương trình điều trị và sử dụng thuốc ARV càng sớm càng tốt.
- Sử dụng thuốc ARV hàng ngày, đúng giờ và đúng liều theo chỉ định của bác sĩ.
- Xét nghiệm tải lượng HIV định kì theo hẹn của nhân viên y tế để đánh giá kết quả điều trị.
Ức chế virut được định nghĩa là số lượng virut nhỏ hơn 200 bản sao/ml máu hoặc không thể phát hiện được virut HIV trong mẫu máu xét nghiệm tải lượng HIV.
Cần lưu ý rằng người có HIV đạt được ngưỡng ức chế virut vẫn mang virut trong cơ thể, nếu ngưng sử dụng thuốc ARV để điều trị HIV thì virut sẽ phát triển trở lại, tăng tải lượng virut HIV và gia tăng nguy cơ lây truyền HIV gây suy giảm miễn dịch làm người bệnh dễ bị ốm và gia tăng nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.
K=K là viết tắt của thông điệp ‘Không phát hiện=Không lây truyền’.
Ý nghĩa của thông điệp này là khi một người nhiễm HIV được điều trị ARV mà đạt đến mức ức chế được vi rút dưới 200 bản sao/ml máu (hay còn gọi là dưới ngưỡng phát hiện), sẽ ngăn ngừa được lây truyền HIV qua đường tình dục.
Lưu ý rằng tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện chỉ ngăn ngừa lây truyền qua đường tình dục và hạn chế lây chứ không ngăn ngừa hoàn toàn lây truyền HIV qua các con đường khác như: lây truyền HIV từ mẹ sang con khi mang thai và cho con bú, sử dụng bơm kim tiêm chung.
Tải lượng HIV là số lượng virus HIV trong 1 mililit máu của người nhiễm HIV. Khi tải lượng HIV càng cao, khả năng lây truyền HIV càng cao và ngược lại.
Người nhiễm HIV cần được xét nghiệm tải lượng HIV theo hẹn của nhân viên y tế. Theo dõi tải lượng HIV trong máu giúp bác sĩ đánh giá được hiệu quả của điều trị ARV. Điều trị ARV có hiệu quả thì tải lượng HIV trong máu người bệnh sẽ không thể phát hiện được.
Hãy truy cập website: SKConnect và đăng kí xét nghiệm sàng lọc HIV nhanh chóng, đơn giản, bảo mật
Tất cả thông tin cá nhân của bạn bao gồm cả kết quả xét nghiệm sẽ được hoàn toàn bảo mật và chỉ được sử dụng để hỗ trợ bạn sử dụng các dịch vụ y tế.
- Nếu xét nghiệm sàng lọc cho kết quả ‘không phản ứng’ nghĩa là không phát hiện kháng thể kháng virus HIV trong máu/dịch miệng. Bạn nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn, sử dụng PrEP (theo hướng dẫn của cán bộ y tế) và xét nghiệm lại sau 1-3 tháng.
- Nếu xét nghiệm sàng lọc cho kết quả ‘có phản ứng’ nghĩa là có thể có kháng thể kháng virus HIV trong máu/dịch miệng. Bạn cần đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm khẳng định ngay. Bạn có thể nhờ nhân viên hỗ trợ cộng đồng hỗ trợ/giới thiệu đến các cơ sở y tế có uy tín .
- Nếu xét nghiệm cho kết quả ‘không xác định’ bạn có thể cân nhắc sử dụng một xét nghiệm khác
Bạn hãy tham khảo một số hướng dẫn xét nghiệm sàng lọc HIV tại:
- Xét nghiệm dịch miệng Ora Quick (tự XN): https://youtu.be/Di8BnmLYaAE
- Xét nghiệm máu đầu ngón tay INSTI (tự XN): https://youtu.be/TaIxOi1AlXE
- Xét nghiệm máu đầu ngon tay (do nhân viên xét nghiệm không chuyên thực hiện): https://youtu.be/1Ph1VoY-DHs
Bạn có thể:
- Tự xét nghiệm
- Yêu cầu các nhân viên xét nghiêm không chuyên xét nghiêm cho bạn
- Xét nghiệm tại các cơ sở y tế
Sử dụng bộ tự xét nghiệm hoặc xét nghiệm sàng lọc cho kết quả về HIV trong vòng 15-20 phút. Những bộ xét nghiệm này được cung cấp miễn phí bởi các tổ chức hỗ trợ cộng đồng.
Xét nghiệm HIV là cách duy nhất giúp bạn biết chính xác tình trạng HIV của mình.
- Bạn hãy bình tĩnh, người có H hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh và hạnh phúc như người bình thường.
- Liên hệ với nhân viên y tế hoặc các tổ chức hỗ trợ cộng đồng để được tư vấn và hỗ trợ điều trị MIỄN PHÍ. Thông tin của bạn sẽ được bảo mật theo Điều 8 Luật Phòng, chống HIV/AIDS.
- Dừng việc quan hệ tình dục không an toàn , không sử dụng bơm kim chung và thông báo với bạn tình/bạn chích chung về tình trạng HIV của mình.
Những biện pháp đơn giản để phòng tránh lây nhiễm HIV:
- Quan hệ tình dục an toàn (sử dụng bao cao su thường xuyên và đúng cách cho tất cả các lần quan hệ tình dục, sử dụng PrEP) theo hướng dẫn của cán bộ y tế).
- Không dùng chung bơm kim tiêm và các dụng cụ tiêm/chích.
- Nếu bạn có nguy cơ cao, hãy xét nghiệm HIV định kì từ 3 tháng một lần ở người có nguy cơ cao nhiễm HIV!
Cách duy nhất để biết bản thân có nhiễm HIV là làm xét nghiệm. Bạn có thể:
- Tự xét nghiệm
- Yêu cầu các nhân viên xét nghiệm không chuyên xét nghiệm cho bạn
- Xét nghiệm tại các cơ sở y tế
Sử dụng bộ tự xét nghiệm hoặc xét nghiệm nhanh cho kết quả về HIV trong vòng 15-20 phút. Những bộ xét nghiệm này được cung cấp miễn phí bởi các tổ chức hỗ trợ cộng đồng.
HIV lây qua 3 đường chính: quan hệ tình dục không an toàn (đường âm đạo, đường hậu môn), đường máu (truyền máu, tiêm chích, xăm hình,…) và từ mẹ sang con (khi mang thai, lúc sinh con, lúc cho con bú).
HIV KHÔNG LÂY QUA: ôm hôn, tiếp xúc gần gũi, ăn uống chung, mặc chung quần áo, không lây qua muỗi hoặc côn trùng truyền bệnh.
Hiện tại chưa có thuốc CHỮA TRỊ hoàn toàn HIV. Người nhiễm HIV sẽ mang virus cả đời. Tuy nhiên đã có thuốc ĐIỀU TRỊ ức chế virus HIV (thuốc ARV) khiến cho virus không gây tổn hại đến hệ miễn dịch của cơ thể nữa. Điều trị sớm và tuân thủ điều trị ARV sẽ tránh lây nhiễm HIV cho người thân và cộng đồng.
AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Đây là giai đoạn cuối cùng ở người nhiễm HIV khi mà hệ miễn dịch đã bị tàn phá nghiêm trọng và không còn khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng cơ hội khiến bệnh nhân AIDS tử vong.
HIV KHÔNG PHẢI LÀ BỆNH. HIV là tên một loại virut gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV làm tổn thương hệ miễn dịch ở người khiến cho cơ thể không thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến tử vong.