Hàng quý các cơ sở thực hiện kiểm kê sử dụng và tồn kho thuốc ARV nguồn quỹ BHYT theo như quy định. Đến hết Quý 3 hàng năm các cơ sở điều trị ước tính nhu cầu sử dụng của quý 4 và báo cáo về Đơn vị chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh, thành phố tổng hợp báo cáo Cục Phòng, chống HIV/AIDS. Cục Phòng, chống HIV/AIDS tổng hợp báo cáo Bộ Y tế và tiến hành các thủ tục gia hạn hợp đồng và làm việc với nhà cung ứng để chuyển lượng thuốc tồn sang năm tiếp theo.
Đến hết 31/12, Cơ sở điều trị HIV/AIDS thực hiện kiểm kê và định giá số lượng thuốc không sử dụng hết và có báo cáo về Đơn vị chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh tổng hợp báo cáo Cục Phòng, chống HIV/AIDS để có phương án làm việc với nhà cung ứng.
Về phía cơ sở điều trị thực hiện báo cáo và xem lại trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong việc đưa ra ước tính vượt quá mức độ sử dụng để có mức độ xử lý.
Bệnh nhân có thể liên hệ với cơ sở điều trị HIV/AIDS để tự chi trả chi phí mua bổ sung thuốc ARV. Các cơ sở điều trị HIV/AIDS liên hệ với nhà cung ứng để mua một cơ số thuốc ARV dự phòng nhất định phục vụ cho các bệnh nhân tự chi trả và phục vụ cho các tình huống phát sinh đáp ứng nhu cầu của người bệnh.
Trường hợp bệnh nhân phải chuyển đổi phác đồ khi đã được cấp một cơ số thuốc nhất định, cơ sở điều trị HIV/AIDS làm thủ tục thu hồi số lượng thuốc đã cấp mà bệnh nhân không dùng đến để làm căn cứ cho việc cấp đổi phác đồ thay thế.
Cơ sở điều trị thực hiện theo các bước như sau:
- Mời tổ kiểm nhập thuốc thành lập theo quyết định của cơ sở (nếu có) kiểm tra toàn bộ lô sản phẩm có chứa hộp thuốc trên, kiểm đếm và xác định số lượng thiếu hụt để lập biên bản.
- Gửi công văn thông báo kèm biên bản cho nhà cung ứng đồng thời gửi cho Đơn vị ký hợp đồng để tiến hành các thủ tục thanh lý với nhà cung ứng sau này.
Những mã bệnh quy định trong ICD 10 liên quan đến bệnh lý của người nhiễm HIV và người phơi nhiễm HIV có sử dụng thuốc ARV là các mã đủ điều kiện lĩnh thuốc ARV nguồn BHYT. Tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh để bác sỹ kê đơn theo mã bệnh phù hợp với triệu chứng để người bệnh còn có thể được lĩnh các thuốc điều trị các triệu chứng kèm theo hay các bệnh nhiễm trùng cơ hội, các bệnh khác có liên quan đến HIV.
Bệnh nhân đang lĩnh thuốc ARV nguồn BHYT tuy nhiên đến đợt khám và nhận thuốc gần nhất thẻ BHYT của bệnh nhân đã hết hạn mà bệnh nhân chưa kịp mua thẻ BHYT mới thì bệnh nhân vẫn được nhận thuốc ARV từ các nguồn chương trình dự án tuy nhiên cơ sở điều trị phải theo dõi để đôn đốc bệnh nhân tự mua thẻ hoặc cung cấp thông tin của bệnh nhân để hỗ trợ mua thẻ BHYT từ nguồn hỗ trợ của địa phương và các chương trình dự án nhằm đảm bảo bệnh nhân có thẻ BHYT một cách sớm nhất để nhận thuốc ARV từ nguồn quỹ BHYT trong các lần nhận thuốc tiếp theo.
Việc ánh xạ BHYT là trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
- Quyết định phê duyệt kết quả mua sắm tập trung thuốc ARV nguồn BHYT
- Bản sao hợp đồng ký giữa Đơn vị ký hợp đồng của BHXH Việt Nam và Nhà cung ứng
- Biên bản giao nhận và Hóa đơn của nhà cung ứng (nếu có)
Tuy nhiên hiện nay danh mục thuốc ARV nguồn BHYT hiện nay đã được cập nhật ngay trên cổng giám định của BHXH Việt Nam. Việc ánh xạ đã trở nên đơn giản rất nhiều.
Ánh xạ thuốc BHYT là tham chiếu (nói rõ là quá trình gửi) danh mục thuốc BHYT sử dụng tại cơ sở KCB BHYT lên Cổng tiếp nhận. Giám định viên bảo hiểm sẽ dựa vào danh mục thuốc của Bộ Y tế để xét duyệt danh mục thuốc cơ sở điều trị HIV/AIDS gửi lên có đúng không và có sử dụng được không.
Bạn có quyền sử dụng dịch vụ điều trị ARV tại địa điểm thuận tiện cho bạn nhất.
Khi chuyển tuyến điều trị, bạn phải có giấy chuyển tuyến. Trường hợp chuyển lên tuyến trên điều trị thuốc ARV thì giấy chuyển tuyến có giá trị đến ngày 31/12 của năm đó.
- Tại nơi đăng kí điều trị ARV xuất trình thẻ BHYT và một loại giấy tờ tùy thân có ảnh
- Thực hiện theo hướng dẫn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Nộp phần tiền cùng chi trả (20% hoặc 5%) trong khám chữa bệnh BHYT theo quy định.
Chính phủ quy định 6 nhóm đối tượng tham gia BHYT, đồng thời qui định mức đóng, mức hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước, phương thức đóng BHYT cho các nhóm đối tượng. Người có HIV khi tham gia BHYT theo nhóm Hộ gia đình có trách nhiệm kê khai đầy đủ, chính xác các thông tin cá nhân phù hợp với sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú và CMND, căn cước công dân hoặc các giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh khác.
Sau khi có đầy đủ giấy tờ cần thiết, bạn lấy mẫu tờ khai, điền thông tin theo mẫu và nộp tại Đại lý BHYT ở địa phương (thường có ở trụ sở UBND xã, phường và Bưu điện) kèm theo phí BHYT, rồi chờ được cấp thẻ BHYT theo giấy hẹn.
HIV/AIDS là bệnh mạn tính, phải điều trị suốt đời; tuân thủ điều trị ARV sẽ giúp bạn khỏe mạnh, có khả năng làm việc để nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm khả năng lây nhiễm ra cộng đồng. Từ trước đến nay, hầu hết nguồn thuốc ARV đang sử dụng trong điều trị là từ các nguồn Dự án nước ngoài như PEPFAR và Quỹ Toàn Cầu. Trong khi đó các dự án này đều đang dần cắt giảm hỗ trợ và Chính phủ cũng đã định hướng rõ ràng chuyển dần nhiệm vụ điều trị HIV/AIDS từ các Chương trình, dự án viện trợ sang Quỹ BHYT chi trả.
Nếu không tham gia BHYT, bạn sẽ phải chi trả toàn bộ chi phí cho thuốc ARV và các thuốc nhiễm trùng cơ hội cũng như các xét nghiệm trong theo dõi điều trị, chi phí này khoảng 6 – 13 triệu đồng/người/năm, chưa kể chi phí điều trị các bệnh tật và tai nạn khác.
Khi tham gia BHYT, bạn sẽ được BHYT chi trả phần lớn, bạn chỉ phải cùng chi trả 5% hoặc 20% chi phí khám chữa bệnh.
Đặc biệt, từ năm 2019, ARV bắt đầu được mua sắm tập trung từ Quỹ BHYT, người tham gia BHYT sẽ được đảm bảo nguồn thuốc ARV ổn định và lâu dài
Người tham gia BHYT được cấp thẻ BHYT; được lựa chọn cơ sở KCB BHYT ban đầu; và được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB trong phạm vi được hưởng với mức hưởng theo qui định.
Ngoài ra, người tham gia BHYT nếu sử dụng dịch vụ y tế liên quan tới HIV/AIDS còn được Quỹ BHYT chi trả các dịch vụ sau (nếu chưa có các nguồn tài chính hợp pháp khác chi trả):
- Thuốc ARV, các xét nghiệm theo dõi điều trị HIV/AIDS;
- Xét nghiệm HIV đối với phụ nữ mang thai và khi sinh con;
- Kỹ thuật đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV;
- Khám bệnh, xét nghiệm HIV, thuốc ARV và các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS khác đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV;
- Xét nghiệm HIV, điều trị bằng thuốc kháng HIV đối với người phơi nhiễm với HIV và người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro;
- Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội.
Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật BHYT để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện.